Đăng ký ngay

 NHẬN TƯ VẤN
 NGAY HÔM NAY

Chính sách bán hàng
- Uy tín, chất lượng.
- Miễn phí giao nhận hàng toàn quốc.
- Được kiểm tra hàng trước khi nhận 
- Hình thức thanh toán đa dạng

NHỮNG LOẠI CÂY TỐT CHO HỆ XƯƠNG KHỚP

Danh sách cây thuốc nam tốt cho bệnh đau nhức xương khớp phổ biến :
1. Lá lốt
Không chỉ được biết đến với vai trò là nguyên liệu chế biến món ăn, lá lốt còn là một cây thuốc cho khớp hiệu quả. Trong Đông y, lá lốt có tên gọi khác là Tất Bát. Lá lốt có vị cay, tính ấm, mùi thơm, dùng cho tê thấp, đau lưng, đau gấp ngang lưng, sưng đầu gối, bàn chân tê buốt.
Chuẩn bị: 5 – 10g lá lốt đã phơi khô (khoảng 15 – 30 lá)
Cách thực hiện: Lá lốt khô rửa sạch, đem sắc với khoảng nửa lít nước cho đến khi cạn còn 1/2 bát con. Uống trong ngày, liên tục khoảng 10 ngày
2. Ngải cứu
Ngải cứu là lá đắp đau xương khớp, phổ biến trong  bệnh đau lưng, gai cột sống. Có thể dễ dàng tìm thấy ngải cứu trong vườn nhà hoặc tìm mua ngoài chợ.

Ngải cứu có hương thơm đặc biệt, vị đắng, tính ấm. Lá ngải cứu có từ 0,2% – 0,34% tinh dầu, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Trong ngải cứu còn có nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên.

Chuẩn bị: Lá ngải cứu tươi, chọn loại bánh tẻ (không quá già hoặc quá non); một nắm muối biển; 1 miếng vải sạch.
Cách hực hiện: Lá ngải rửa sạch, để ráo nước rồi đem sao nhỏ lửa với muối cho đến khi lá ngải chuyển màu. Bọc cả lá ngài và muối vào vải, đem chườm nóng vùng khớp bị sưng viêm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần, trong khoảng 2 – 3 tuần.
3. Đinh lăng

Theo y học cổ truyền, đinh lăng giúp thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ khí huyết. Do đó, loài cây này thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cho đau nhức xương khớp do phong hàn xâm nhập.

Chuẩn bị: 20 – 30g rễ đinh lăng
Cách hực hiện: Rễ đinh lăng rửa sạch, để ráo, thái mỏng, phơi khô. Cho vào ấm sắc. Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày.
4. Cây xấu hổ

Cây xấu hổ cũng nằm trong danh sách các loại cây cho bệnh xương khớp cực kỳ hiệu quả. Cây có tên gọi khác là cây trinh nữ, cây mắc cỡ và cây thẹn. Cây có vị ngọt chát, tính mát. Toàn thân cây này có thể dùng để làm thuốc, đặc biệt là phần rễ có thể thu hái quanh năm sau đó sao khô. Bạn có thể dùng cây xấu hổ để trị phong thấp tê bại, suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, huyết áp cao, sỏi niệu.

Chuẩn bị: 20g rễ cây xấu hổ, 15g rễ cây lá lốt
Cách thực hiện: Phơi khô 2 loại rễ trên. Sắc uống hàng ngày.
Ngoài ra, có thể sử dụng nước đun sắc của 2 loại rễ này để ngâm vị trí đau khớp khi nước còn ấm để thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức.
5. Rau má ngọ

Rau má ngọ còn gọi là thằn lằn quy, thồm lồm gai. Đây là cây thân thảo, thuộc họ rau răm. Loại cây này có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết. Loại cây này được sử dụng cho đau nhức xương khớp, viêm khớp dạng thấp.

Chuẩn bị: 20g rau má ngọ khô
Cách thực hiện: Sắc rau má ngọ khô với nước, chia làm 3 lần, uống trong ngày.

LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY TNHH KTV

ĐỊA CHỈ : Số 88, Ngõ 33 Khương đình, Phường thanh xuân trung, Quận thanh xuân, Tp Hà nội, Việt nam
Điện thoại : 0868987130
Email : thaoduoctotchoxuongkhop@gmai.com

SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC, KHÔNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH