1. CÂY SUNG

- Nhắc đến các loại cây chữa bệnh hiệu quả không thể không nhắc tới cây cây sung, hay còn gọi là Thân Cân Đằng, Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng. Cây sung có vị hơi đắng, tính mát, công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thường dùng để chữa bệnh.
- Trong các bài thuốc dân gian, người ta thường dùng lá và thân của cây để chữa bệnh. Thời điểm tốt nhất để thu hái là khi thân cây đã già, sau khi thu hái về làm sạch, thái nhỏ và đem phơi khô.    

2. CÂY NGƯU TẤT

Trong Y Học Cổ Truyền, ngưu tất là dược liệu có tính ôn, vị chua, đắng và quy vào kinh can thận. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của dược liệu này là hành ứ, phá huyết và sau khi chế biến có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền điều trị các bệnh lý về xương khớp. Trong đó bài thuốc thường được áp dụng là dùng 3 – 9g ngưu tất đem sắc lấy nước uống theo đợt - giúp lợi gân cốt, bổ thận, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau khớp, đau bụng kinh. Đặc biệt, cao khô Ngưu tất bào chế dạng viên uống được dùng trong điều trị huyết áp cao, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch.

3. CÂY THIÊN NIÊN KIỆN

Thiên niên kiện là một vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền. Trong danh sách các loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp thì thiên niên kiện là một trong những vị thuốc đứng đầu trong điều trị. Dược liệu này có vị đắng, cay, tính ấm và mùi thơm, chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có công dụng giảm đau. Thiên niên kiện được sử dụng trong điều trị với tác dụng chữa phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng, nhức mỏi các gân xương, đau nhức khớp hoặc bị tê bại co quắp, viêm dây chằng, thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa

4. LÁ LỐT

Ngoài công dụng được dùng như một loại gia vị, lá lốt còn được biết đến là một loại thảo dược tốt cho xương khớp. Trong Y Học Cổ Truyền, thảo dược này có tính ấm, vị cay và công dụng tán hàn, ôn trung, hàn khí chỉ thống, giúp giảm đau xương khớp. Dùng lá lốt phơi trong bóng râm, đến khi héo đem bỏ vào nồi sắc và nấu cùng nước trong thời gian khoảng 30 phút, gạn bỏ phần cặn, lấy nước uống sau bữa ăn tối. Ngoài ra sử dụng lá lốt trong các bữa ăn hoặc dùng ngâm chân cũng rất tốt cho xương khớp
Một số dược liệu khác được sử dụng trong  Đông y dùng cho người đau nhức xương khớp như sau:

Cây đỗ trọng (Eucommia): Công dụng tăng cường gân cốt khỏe mạnh, trị đau nhức xương khớp, tốt cho thận và gan;
Rễ cây ngưu bàng: Chứa hoạt chất có công dụng kháng viêm, thường được bào chế dưới dạng bột khô và nên sử dụng 2 lần mỗi ngày;
Cây tầm ma: Công dụng kháng viêm, giảm đau xương khớp ở mức độ lớn. Dược liệu này chứa nhiều chất khoáng cần cho sự khỏe mạnh của xương khớp (canxi, magie, kali). Dùng câytầm ma đem sắc lấy nước uống 1 – 2 lần mỗi ngày;
Vỏ cây liễu trắng: Chứa hoạt chất salicin có công dụng điều trị đau viêm, đặc biệt là viêm khớp lưng, cổ, hồn và đầu gối. Thảo dược này có thể được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống, nhai trực tiếp hoặc bào chế thành viêm. Tuy nhiên vỏ cây liễu trắng chống chỉ định dùng ở phụ nữ đang mang thai;
Cây thiên lôi: Được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng điều trị đau khớp, ớn lạnh, sốt, phù và viêm tại chỗ;
Móng mèo: Chứa các hoạt chất chống viêm khớp, chống oxy hóa nên có công dụng giảm sưng, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược tốt cho xương khớp mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh.

Đăng ký ngay

         NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY

Chính sách bán hàng
- Uy tín, chất lượng.
- Miễn phí giao nhận hàng toàn quốc.
- Được kiểm tra hàng trước khi nhận 
- Hình thức thanh toán đa dạng

Những loại thảo dược tốt